July 28

Mai Kiều Liên bật mí thông tin thú vị về CEO quyền lực

Nữ doanh nhân Mai Kiều Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) là người phụ nữ Việt Nam duy nhất 3 lần được tạp chí Forbes (tạp chí hàng đầu thế giới của Mỹ chuyên bình chọn các nhân vật nổi tiếng và có thế lực trên thế giới)  vinh danh là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. Bạn đã biết đến vị “nữ hoàng sữa” này chưa? Bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ cho các bạn cực nhiều thông tin thú vị về CEO của tập đoàn Vinamilk – bà Mai Kiều Liên nhé!

nu-tuong-mai-kieu-lien

Mai Kiều liên là ai?

Bà Mai Kiều Liên sinh ngày 1/9/1953 tại Paris, Pháp trong một gia đình trí thức người Việt, cha mẹ bà đều là bác sĩ. Quê nội của bà ở Vị Thanh, trước thuộc Cần Thơ, nay thuộc Hậu Giang. Năm 1957, gia đình bà quyết định trở về Việt Nam cống hiến, không lâu sau khi Hiệp định Genève được ký kết.

Chồng bà Liên từng tiết lộ, cụ Phạm Viết Chánh, một danh sĩ và là một vị quan đức độ nhà Nguyễn, cả đời kháng chiến chống Pháp, là cụ cố 5 đời của bà Liên (bà ngoại của bà Liên gọi cụ Phạm Viết Chánh là ông nội).

Bà Mai Kiều Liên học tại trường Trưng Vương – Hà Nội, vào những năm chiến tranh khốc liệt phải sơ tán về nông thôn, học giữa bãi sông Hồng.

Thủa nhỏ mơ ước theo ngành sư phạm hoặc bác sĩ, nên sau khi được phân công học ngành xa lạ (ngành chế biến thịt và sữa), bà rất thất vọng. Thế nhưng, cha bà, bác sĩ Mai Văn Thông động viên: “Sữa là ngành non trẻ, nếu phát triển tốt sẽ giải quyết được tình trạng suy dinh dưỡng triền miên bao đời nay đối với người Việt Nam, nhất là sau chiến tranh, đây là việc lớn nhất…”

Năm 1976, bà Mai Kiều Liên tốt nghiệp kỹ sư về chế biến thịt và sữa, Đại học Moscow, Nga.

Từ tháng 8/1976 – 8/1980, bà là kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam (tiền thân của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk).

Hai năm tiếp đó, bà là kỹ sư công nghệ thuộc Phòng Kỹ thuật Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1. Một năm sau, bà trở thành trợ lý Giám đốc, rồi Phó Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy Sữa Thống Nhất, Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1. Sau đó, bà được cử đi học Quản lý Kinh tế tại Đại học Kinh tế Leningrad, Liên Xô.

Từ tháng 7/1984 – 11/1992,  bà Mai Kiều Liên làm Phó Tổng Giám đốc Vinamilk, phụ trách lĩnh vực kinh tế.

Từ tháng 12/1992 đến nay, bà Liên là Tổng Giám đốc Vinamilk. Suốt 12 năm từ 2003 đến 2015, bà còn kiêm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT Vinamilk.

Bà Mai Kiều Liên từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII nhiệm kỳ 1996 – 2001, thời kỳ giao thoa giữa 2 đời Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.

Tuy nổi tiếng như thế, thông tin về gia đình Mai Kiều Liên vẫn được bà giữ kín.

Bà Mai Kiều Liên và chặng đường đưa Vinamilk lên đến với đỉnh cao

Năm 1976, sau khi lấy được tấm bằng kỹ sư, nữ doanh nhân Mai Kiều Liên trở về Việt Nam với mong muốn được cống hiến tài năng và sức trẻ cho Tổ quốc. 

Trở về quê hương, bà làm việc cho Công ty sữa và cà phê miền Nam, tiền thân của Vinamilk, và có nhiều đóng góp trong việc hiện đại hóa doanh nghiệp này của Việt Nam. Từ công việc ban đầu là kỹ sư, bà Mai Kiều Liên lên chức Trưởng ca, rồi Phó Giám đốc Kỹ thuật, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh tế và đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Vinamilk từ năm 1992 đến nay. Năm 2003, khi Vinamilk được cổ phần hóa, bà kiêm chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị. 

Từng ấy năm công tác và lãnh đạo, nữ doanh nhân Mai Kiều Liên đã có nhiều đóng góp to lớn giúp Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong nước và có vị thế trên thị trường quốc tế. Đồng thời, Vinamilk cũng tiên phong trong việc đáp ứng nhu cầu sữa của người Việt và phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành sữa Việt Nam. Chính vì thế mà tạp chí Forbes đã đề cao rằng: “Doanh nhân Mai Kiều Liên không những đã xây dựng Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu của Việt Nam có lợi nhuận nhất mà còn được kính trọng trên khắp châu Á”.

Trong chiến lược sản xuất, bà Mai Kiều Liên luôn hướng đến mục tiêu Vinamilk phải tìm ra những sản phẩm mới có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng để có thể chiếm lĩnh thị trường. Và thực tế đã chứng minh, năm 1993, khi lần đầu tiên Vinamilk tung ra thị trường sản phẩm sữa chua và kem đã ngay lập tức tạo nên sức hút mạnh mẽ đối với người tiêu dùng, đến mức có người đã ví von rằng: “Việt Nam đã qua thời bao cấp nhưng có hai thứ vẫn phải “xếp hàng”, đó là đứng chờ công chứng giấy tờ và đi mua kem – sữa chua của Vinamilk”. 

ba-mai-kieu-lien

Hoặc như việc năm 1987 Vinamilk đầu tư xây dựng Nhà máy Dielac, nhà máy sữa bột đầu tiên tại Việt Nam, cũng đã nhanh chóng thành công. Thời gian đầu người tiêu dùng chưa tin lắm vào sản phẩm Dielac vì đã quen sử dụng sữa bột ngoại, nhưng đến nay, sữa bột trẻ em của Vinamilk đã chiếm khoảng 30% thị phần trong nước và mục tiêu tiếp theo là 50% thị phần. Hiện doanh số xuất khẩu từ sữa bột trẻ em Dielac của Vinamilk luôn đạt hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Sau gần 40 năm gắn bó và hơn 20 năm giữ cương vị Tổng giám đốc Vinamilk, điều khiến bà Mai Kiều Liên tâm đắc nhất đó là tập thể lãnh đạo cùng kỹ sư, cán bộ, công nhân của Công ty đã xây dựng được “Văn hóa Vinamilk”. Đó là tất cả từ người kinh nghiệm lâu năm đến người trẻ, ai cũng coi Vinamilk là gia đình thứ hai của mình, cùng nhau chia sẻ mọi thứ trong công việc cũng như trong cuộc sống, giúp nhau vượt qua khó khăn và cùng tự hào với những thành quả đạt được của Vinamilk. 

Trở thành một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á, có thể nói bà Mai Kiều Liên đã tự hào sánh vai với các nữ lãnh đạo của những tập đoàn nổi tiếng trên thế giới như HSBC, Singapore Telecom, Temasek, Morgan Stanley, Huyndai, Nomura, JP Morgans, Horizons Ventures; trong đó có người giàu nhất nước Úc là bà Gina Rinehart, trùm khai thác mỏ ở Perth và bà Hyun Jeong-Eun, Chủ tịch Tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc.

Dưới sự chèo lái của bà, thị trường xuất khẩu của Vinamilk đã vươn tới 31 quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, kể từ khi niêm yết vào năm 2006, cổ phiếu của Vinamilk luôn được xem là cổ phiếu blue-chip (cổ phiếu của những công ty hàng đầu, luôn nhận được nhiều sự quan tâm nhất của giới đầu tư chứng khoán) trên thị trường chứng khoán, bởi không chỉ vì doanh nghiệp này có quy mô vốn lớn, thương hiệu uy tín mà còn vì kết quả kinh doanh luôn tăng trưởng tốt, hiệu quả hoạt động cao.

Ngoài việc được tạp chí Forbes 3 lần tôn vinh, tháng 7/2012, bà Mai Kiều Liên còn được Tạp chí Quản trị Doanh nghiệp châu Á trao giải thưởng “Asian Excellence recognition Awards 2012” (Những cá nhân/công ty xuất sắc nhất châu Á năm 2012) với danh hiệu “Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực Quan hệ với nhà đầu tư”. Đây cũng là lần thứ hai bà được tạp chí này vinh danh; trước đó vào tháng 5/2012, bà đã được bình chọn cho danh hiệu “Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc nhất khu vực châu Á trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp”. 

Đằng sau ánh hào quang ấy, chắc hẳn không thể thiếu bóng dáng chồng Mai Kiều Liên. Bởi vì đằng sau thành công công của bà, chồng bà luôn dành sự ủng hộ tuyệt đối dành cho vợ.

Bà Mai Kiều Liên cũng đã từng bày tỏ mong muốn đưa Vinamilk trở thành tập đoàn đa quốc gia và lọt vào top 50 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất thế giới vào năm 2017 với doanh thu 3 tỷ USD/năm. Bên cạnh đó, để ngành công nghiệp chế biến sữa phát triển bền vững, Vinamilk luôn cố gắng chủ động được nguồn sữa nguyên liệu đạt về số lượng và chất lượng. Từ năm 2006, Vinamilk đã bắt đầu đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi bò sữa một cách trực tiếp thông qua xây dựng các trang trại nuôi bò sữa công nghiệp với tổng vốn khởi điểm là hơn 500 tỷ đồng và hiện nay đã tăng đến 1.600 tỷ (năm 2013). Tính đến thời điểm này Vinamilk có 5 trang trại ở Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng. 

chu-cua-vinamilk -ba-mai-kieu-lien

Hiện nay, tổng đàn bò cung cấp sữa cho Công ty bao gồm các trang trại của Vinamilk và bà con nông dân có ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk là hơn 80.000 con bò, mỗi ngày cung cấp khoảng 550 tấn sữa tươi nguyên liệu. Với kế hoạch phát triển các trang trại mới, Công ty đã đưa tổng số đàn bò của Vinamilk từ các trang trại và của các nông hộ lên khoảng 100.000 con vào năm 2017 và khoảng 120.000 – 140.000 con vào năm 2020, với sản lượng nguyên liệu sữa dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn gấp đôi là 1.000 – 1.200 tấn/ngày, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu sữa thuần khiết dồi dào cho hàng triệu gia đình Việt Nam. 

Trang trại bò sữa Vinamilk tại Nghệ An cũng đã trở thành trang trại đầu tiên tại Đông Nam Á và là 1 trong ba trang trại bò sữa của châu Á được Global G.A.P. ConTrolUnion (Hà Lan), một tập đoàn quốc tế uy tín chuyên về hoạt động kiểm định và chứng nhận độc lập có mặt ở 80 quốc gia, trao chứng nhận đạt chuẩn quốc tế Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (Global G.A.P)

Mai Kiều Liên Vinamilk vẫn còn những khát vọng đưa doanh nghiệp vươn xa hơn 

Trong khuôn khổ Women’s Summit 2018 diễn ra ngày 18/10 tại TP HCM, Forbes Việt Nam lần đầu tiên công bố giải thưởng “Thành tựu trọn đời”. Trong lần đầu trao giải, tạp chí vinh danh duy nhất một người phụ nữ Việt Nam nổi bật có những thành tích và đóng góp đã được chứng minh và ảnh hưởng lớn tới một lĩnh vực, xã hội hay quốc gia. Đó là Tổng giám đốc Mai Kiều Liên của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).

Bà Mai Kiều Liên đã dẫn dắt Vinamilk hơn 40 năm qua, đưa công ty trở thành trường hợp thành công điển hình nhất của khối doanh nghiệp Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. Doanh nghiệp lớn nhất ngành sữa ghi nhận doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu… tăng trưởng đều đặn và mạnh mẽ.

Nhiều chỉ số thể hiện kết quả kinh doanh kỷ lục qua các năm. Riêng năm 2017, doanh thu ở mức 51.041 tỷ đồng, giá trị vốn hóa đạt 302.773 tỷ đồng tương đương hơn 13 tỷ USD. 2018 là năm thứ ba liên tiếp công ty giữ ngôi vị quán quân thị trường chứng khoán về lợi nhuận. Sản phẩm của doanh nghiệp hiện có mặt tại 40 thị trường trên thế giới.

Điều bà Mai Kiều Liên tự hào nhất về Vinamilk không phải là những doanh hiệu đếm cả tháng không hết mà là, Vinamilk đã xây dựng được thương hiệu sữa của Việt Nam. Bà Liên đã khẳng định rằng: Bà rất tự hào vì Vinamilk đã tự chủ được từ nguyên liệu chăn nuôi, quy trình sản xuất, phân phối đến những công thức sữa, tự hào vì trước đây Việt Nam làm sữa hoàn toàn thủ công còn bây giờ đã rất nhiều nhà máy tự động hoá, tự hào vì trẻ em Việt thay vì chỉ uống sữa ngoại nhập theo công thức sữa ngoại còn bây giờ đã có sữa Việt-công thức Việt- phù hợp với thể trạng người Việt.

Trên đây là những thông tin và chia sẻ của bà Mai Kiều Liên – nữ CEO đã ba lần được Forbes vinh danh. Chắc hẳn qua bài viết này các bạn cũng có thể thu thập cho mình được ít nhiều những kinh nghiệm từ CEO đầy tài năng này đúng không nào? Chúc các bạn thành công!

Đọc ngay thông tin về CON ĐƯỜNG ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG CỦA SHARK PHÚ trong mùa Thương vụ bạc tỷ lên sóng!


Tags

Mai Kiều Liên


You may also like

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Get in touch

Name*
Email*
Message
0 of 350